Nếu xấu là một cái tội, làm sao để Thượng đế cho tôi “trắng án”?
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” – chúng ta luôn tự nhủ lòng mình rằng vẻ đẹp tâm hồn mới là thước đo đánh giá chính xác nhất sự chân thiện mỹ của một người, nhưng trong một phút giây yếu lòng, bạn có từng thấy bất công vì mình chẳng có một ngoại hình mỹ miều bằng người khác? Có ai đó từng nói: “Người đàn bà đẹp đạt được thành công dễ dàng hơn người đàn bà thông minh” Dẫu biết rằng tiêu chuẩn cái đẹp vốn chỉ mang tính chất phiến diện, nhưng chẳng ai phủ nhận được người có ngoại hình khiếm khuyết phải nỗ lực gấp vạn vạn triệu triệu lần so với người thường.
Nếu bạn xấu, hãy tiếp tục đọc, còn nếu không, sợ rằng bạn chẳng bao giờ thấu hiểu cảm giác tự ti và đơn độc khi mình trở nên khác biệt đâu!
Khi bạn xấu, thứ quyền năng duy nhất bạn có là “Quyền khác biệt”
Người đẹp luôn có quyền, còn người xấu làm việc gì cũng trở thành chủ đề chế nhạo, chê cười.
Dù bạn đã biết vị trí của mình ở đâu, bạn ngày đêm học hỏi để trở nên ưu tú hơn, bạn giàu tình yêu việc “gõ đầu trẻ nhỏ”, nhưng bạn vẫn chẳng thể mơ ước cao xa được một lần đứng lên bục giảng, trở thành vị nhà giáo ưu tú, truyền đạt kiến thức cho những thế hệ học sinh nghèo.
Vì bạn có bướu “lạc đà”, trẻ nhỏ gọi bạn là “Lạc đà”, “Người gù”… Học sinh xa lánh bạn, vì bạn khác biệt.
Chỉ vì bướu trên lưng, mà Hiên Công – chàng trai 18 tuổi chẳng thể theo đuổi ước mơ làm nhà giáo
Bạn sinh ra trong một gia đình luôn thiếu thốn tình thương và sự chăm sóc bởi ba mẹ bận bịu lo cơm áo gạo tiền. Xã hội buông những lời trêu chọc “Con ghẻ”, “Con rơi” chỉ vì bạn có ngoại hình không giống bất kỳ ai trong gia đình: Cằm dài bất thường, hàm móm kém duyên.
Mọi người cho họ cái quyền làm tổn thương người khác, chỉ vì bạn khác biệt với gia đình.
Khánh Vân với phần cằm dài bất thường, luôn bị so sánh với các thành viên gia đình
Bạn học trường Y, nhưng lại đam mê với ngoại ngữ, bạn trau dồi tiếng Trung từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn ươm trong mình hạt giống của niềm tin, rằng bạn sẽ trở thành một phiên dịch viên tiếng Trung năng động và nhiệt thành. Vậy nhưng những cái lắc đầu và từ chối thẳng thừng từ nhà tuyển dụng, thậm chí có người còn chế nhạo bạn: “Với ngoại hình như vậy, đi đầu thai may ra mới được làm phiên dịch viên!”
Khép lại những cánh cửa tương lai dù bản thân có năng lực, chỉ vì bạn khác biệt ngoại hình.
Không thể trở thành phiên dịch viên vì Đặng Thị Thơm có ngoại hình “khác biệt”
Tất cả những mộng tưởng về một công việc, một cuộc sống “bình thường” dường như quá khó, thậm chí đến “Quyền được yêu” cũng trở thành xa xỉ. Bạn phải nhắm mắt đưa chân vào cuộc hôn nhân mà hai người đều là kẻ bị động, bạn hết lòng vun vén cho gia đình để bù lấp đi những khiếm khuyết về ngoại hình. Nhưng chồng bạn vẫn ngoại tình, vẫn bạo lực, vũ phu và ruồng rẫy người vợ tảo tần. Thậm chí gia đình nhà chồng chưa một ai đứng về phía bạn, cổ xúy hành động bất nhân của người chồng.
Họ nói: “Xấu như mày làm sao đòi giữ chồng! Nó lấy mày là còn may rồi đấy!” chỉ vì bạn khác biệt, khác biệt với nhân tình, khác biệt với người thường.
Không công việc, không gia đình, không nhận được sự quan tâm từ người thân chỉ vì Nguyễn Thị Như Huyền quá khác biệt
Sự bi ai của một đời người, chính là việc không có ước mơ, nhưng với những người có ngoại hình khác biệt, họ chỉ có thể thở dài vì mọi nỗ lực của mình có gấp hàng trăm, hàng nghìn lần so với người khác, vậy vẫn là chưa đủ.
Thứ quyền năng “Khác biệt”, nhưng lại chẳng phải thứ độc tôn được người ta sùng bái, mà là thứ gì “Dị hợm, kinh khủng” chỉ đáng nhận những chê cười, nhiếc móc, dè bỉu từ xã hội.
Dù thượng đế định tội bạn, đừng quên rằng bạn vẫn có quyền làm mình hạnh phúc
Bạn không yêu lấy chính mình, chẳng ai có thể yêu bạn. Thượng đế không cấm bạn “Yêu-chính-mình”, tại sao bạn lại tự tay buông bỏ thứ đặc quyền đó. Bạn khác biệt thì đã sao? Bạn chịu nhiều tổn thương thì đã sao? Miệng lưỡi thiên hạ không giết được niềm tin sống của bạn, thì chính nó sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn.
Thấu hiểu nỗi niềm từ những người có hoàn cảnh khó khăn và khiếm khuyết ngoại hình nhưng giàu lòng nghị lực, còn nhiều hoài bão dang dở, chương trình “Tái sinh nhan sắc” đã trở lại, với mong muốn tiếp thêm cho bạn hy vọng: “Chỉ cần còn yêu, còn dám khát khao, mọi cánh cửa tương lai sẽ không bao giờ khép lại”.
Tái sinh Nhan sắc mùa 2 đã trở lại, mang đến cơ hội mới cho những người có ngoại hình đặc biệt
Chúng tôi không tin tưởng rằng sẽ khiến bạn thoát khỏi “Quyền khác biệt”, nhưng chúng tôi tin đó sẽ là sự khác biệt để bất kỳ ai từng làm tổn thương bạn sẽ một lần thảng thốt, bạn sẽ sống khác nhiều so với quãng thời gian trước đây, sẽ được ngắm mình trong gương, và không còn bóng đen của sự tự ti, mặc cảm. Hơn hết, chương trình mong rằng sự khác biệt đến từ những “mầm xanh” trong nhận thức, hãy yêu mình hơn, hãy sống vì mình, hãy tự tin rằng bạn may mắn, vì bạn được “Tái sinh Nhan sắc”, được theo đuổi những đam mê, hoài bão tuổi trẻ.
Nếu bạn vẫn mang trong mình rào cản ngoại hình, nếu bạn muốn rũ bỏ sự tự ti và mặc cảm bấy lâu nay, đừng ngần ngại mà không đăng ký tham gia chương trình Tái sinh Nhan sắc ngay hôm nay. Cơ hội đăng ký hồ sơ kéo dài đến hết ngày 28/4, đã có rất nhiều thí sinh sở hữu tấm vé may mắn được phẫu thuật miễn phí qua chương trình, còn bạn thì sao? Đăng ký chương trình tại đây hoặc gọi điện đến Hotline 098.626.6499 – 1900.6499 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn miễn phí!
“Tái sinh nhan sắc” mùa 2 chính thức quay trở lại mang tinh thần nhân văn với thông điệp “Phẫu thuật thẩm mỹ miễn phí, Thay đổi cuộc sống”. Chương trình được tài trợ bởi Bệnh viện – Thẩm mỹ viện Đông Á phối hợp với Hiệp hội Thẩm mỹ và tái tạo gương mặt Hàn Quốc (KAFPRS) và Báo Tiền Phong tổ chức chương trình: TÁI SINH NHAN SẮC 2019 với 23 tỷ đồng, quy tụ các chuyên gia thẩm mỹ Việt Nam – Hàn Quốc – Nhật Bản – Hoa Kỳ mang đến những cơ hội thẩm mỹ miễn phí cho những hoàn cảnh, những điều kiện khó khăn trên toàn các vùng miền, tỉnh thành của Việt Nam.